văn 7

Thứ hai - 22/11/2021 19:28
Ôn Tập Văn học trung đại Việt Nam
Ôn tập Các tác phẩm văn học trung  đại Việt Nam
BÀI 4 : BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
                                                       (Thiên Trường vãn vọng) Trần Nhân Tông  
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông
- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang
- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
- Trần Nhân Tông là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Tác giả Trần Nhân Tông từng là một ông vua yêu nước, giỏi việc cầm quân song cũng không kém phần tài hoa, lịch lãm. Khi làm vua, ông không quản nguy hiểm, trực tiếp cùng Thái thượng hoàng xông ra trận tuyến chỉ huy quân sĩ chiến đấu, đánh tan đạo quân Nguyên Mông mạnh và hung hăng khét tiếng lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông được về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
Thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bố cục - Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà.
- Phần 2 (hai câu còn lại): Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà.
Giá trị nội dung Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.
Giá trị nghệ thuật - Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo
- Nhịp thơ êm ái hài hòa
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
II. Bài tập:
1. Cơ bản:
Bài tập 1: Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông được làm theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn bát cú

Bài tập 2: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Hà Nam
D. Ninh Bình
Bài tập 3: Bài thơ miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?
A. Cảnh đêm
C. Cảnh trưa
B. Cảnh buổi sớm
D. Cảnh chiều

Bài tập 4: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ trong bài thơ như thế nào?
A. Rực rỡ và diễm lệ
C. Huyền ảo và thanh bình
B. Hùng vĩ và tươi tắn
D. U ám và buồn bã
Bài tập 5: Tác giả bài thơ là người như thế nào?
A. Một vị vua anh minh, sáng suốt
B. Một vị vua biết chăm lo đến đời sống của tướng sĩ
C. Một vị vua nhân từ, yêu thương muôn dân
D. Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
Bài tập 6: Điểm nhìn để quan sất, miêu tả cảnh của tác giả trong bài thơlà từ đâu?
A. Từ trên nhìn xuống
B. Từ dưới nhìn lên.
C. Nhìn ngắm từ xa
Bài tập 7: Từ Hán Việt nào sau đãy cố yếu tố hậu” không đồng nghĩa với yếu tố “hậu” trong câu thơ “Thôn hậu thôn tiềm đạm tự yên ”?
A. Hậu vệ                  B. Hậu thế                 C. Nhân hậu D. Hậu trường
Bài tập 8: Từ thuần Việt nào sau đây không đồng nghĩa với từ “vọng” ở nhan đề bài thơ?
A. Nhìn                       B. Ngắm                    C. Trông                  D. Nghe
2. Nâng cao:


Bài tập 1: Cụm từ “bán vô”, “bán hữu” gợi cho em hình dung như thế nào về cảnh vật thiên nhiên? Hãy so sánh với cụm từ bản dịch và nhận xét?
* Gợi ý:
Cụm từ "Bán vô” “Bán hữu" có thể gợi cho ta hình dung được sự huyền ảo cảnh vật thiên nhiên trong buổi chiều tà. Cảnh đồng quê vào lúc trời xế chiều qua sự miêu tả của nhà thơ dường như nửa thực, nửa hư. Câu thơ "Bóng chiều man mác có dường không" ở bản dịch thơ đã không thể chuyển tải được cái thần thái, cái hồn của cảnh vật thiên nhiên.
Bài tập 2: Qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra", em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?
* Gợi ý:
Trong bài thơ, ta có thể thấy được tâm trạng thanh thản và phong thái ung dung, tự tại của tác giả bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên thanh bình, tĩnh lặng của đồng quê. Bức tranh thôn quê trong buổi chiều tà hiện lên vừa huyền ảo, vừa đầm ấm và nên thơ được cảm nhận qua tâm trạng lạc quan, tràn đầy niềm vui và tự hào của một ông vua thi sĩ.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng đã giúp ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Trần Nhân Tông. Bài thơ đã cho chúng ta thấy được tình yêu và sự hoà hợp với thiên nhiên, thấy được sự gắn bó máu thịt của nhà thơ - một vị vua tối cao đối với quê hương, đất nước. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống.


Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng " Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra" chỉ đơn thuần là bài thơ tả cảnh. Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao?
* Gợi ý:
Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra" không chỉ đơn thuần là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên nơi đồng quê thôn dã. Bởi ẩn đằng sau bức tranh quê thanh bình, mộc mạc, giản dị ấy là cái tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ. Nhà thơ đã bộc lộ tình yêu và sự hoà hợp với thiên nhiên, bộc lộ sự yêu mến, gắn bó sâu nặng, tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Bài tập 4: Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
* Gợi ý:
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con nên mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Bài tập 5: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường vãn vọng”.
* Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt.
Bài tập 6: Em hiểu gì về câu thơ: “Bán vô bán hữu tịch dương biên”.



* Luyện viết:
Bài thơ tả cảnh chiều nơi thôn quê, với cái nhìn trữ tình, đằm thắm của nhà thơ. Câu thơ đầu nói rõ về không gian (thôn tiền, thôn hậu) và thời gian của bức tranh phong cảnh (tự yên). Câu thơ thứ hai lại đưa người đọc vào một khung ảnh lung linh, huyền ảo.
                                                           Bán vô bán hữu tịch dương biên.
                                                           (Bóng chiều man mác có dường không.)
Trong bóng chiều mờ nhạt nhòa, xóm thôn phủ mờ khói nhạt càng trở nên mơ màng, mênh mang. Câu thơ thứ hai với cụm từ “bán vô bán hữu” càng tô đậm thêm sự mờ ảo của khung cảnh, vừa như có vừa như không, vừa thực lại vừa ảo. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang chìm, đang mò trong sương thì câu thơ vừa có nét thực lại vừa có nét ảo rất thơ. Có cảm giác tác giả đang dẫn dắt người đọc vào một cõi bồng lai tiên cảnh, mờ mờ, ảo ảo.


Bài tập 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên hiện lên qua 2 câu thơ đầu.
* Gợi ý:
- Chú ý những từ chỉ thời gian, âm thanh, ánh sáng (tự yên, bán vô bán hữu…),
- Cảnh vật ở đây được gợi ra qua những chi tiết nào? Có tiêu biểu cho cảnh sắc làng quê Việt Nam?
- Chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ.
* Luyện viết:
- Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê Thiên Trường trong ánh chiều tà.
+ Bốn chữ thôn hậu thôn tiền và bán vô bán hữu liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng, hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nôi tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn được phủ mờ khói nhạt càng trỏ nên mơ màng, mênh mông. Khói của sương chiều quyện vào khói bếp vấn vương, nhẹ bay lên từ những mái nhà tranh sau lũy tre làng.
-> Chỉ bằng ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian làng quê trong một buổi chiều phủ đầy sương khói và ánh tà dương rất yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ, cảnh vật bao la, tĩnh lặng, không có lấy một âm thanh. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện và hình ảnh so sánh “đạm tự yên” (mò nhạt như khói) đầy thi vị mang chứa một hồn quê man mác, gợi cảm và trữ tình.
+ Người đọc như đang chìm đắm vào không gian tĩnh lặng, mờ ảo, hư hư thực thực của thôn xóm lúc chiều tà bỗng giật mình bởi tiếng sáo mục đồng.
-  Hai câu thơ trên đã miêu tả cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau trở về thôn, khung cảnh không còn tĩnh lặng mà rộn ràng hơn vối tiếng sáo mục đồng, âm thanh hồn nhiên trong trẻo, thanh bình của làng quê. Trên đồng lúa điểm những cánh cò trắng từng đôi, từng đôi bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Không phải là từng đàn cò hay một con cò mà là từng đôi (song song) có duyên, tình tứ và ấm áp hơn rất nhiều. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà ngưòi đọc vẫn cảm nhận được sắc hương đó. Ngôn ngữ thơ, hình tượng câu thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dạt dào sức sông. Đến hai câu thơ này bức tranh quê không còn tĩnh mịch nữa mà rộn ràng, ấm áp hơn với âm thanh, hoạt động của con người quay về mái ấm gia đình sau một ngày làm việc. Bút pháp lấy động đế tả tĩnh được tác giả sử dụng thành công để vẽ nên bức tranh quê vừa thanh nhã, vừa sông động, ấm áp tình người. Trong bài thơ không có nhiều âm thanh, chỉ văng vẳng lên tiếng sáo của trẻ chăn trâu, không nhiều màu sắc chỉ nổi lên màu trắng của cò từng đôi, từng đôi liệng xuống đồng. Có lẽ cái hay, cái đẹp của bài thơ cũng ở chính những nét vẽ đơn sơ ấy.
- Bức tranh quê được nhà thơ vẽ nên mơ mộng mà hồn hậu, ấm áp, thanh tao mà bình dị, thân thương.
Bài tập 8: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
* Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Trần Nhân Tông là vị vua nổi tiếng nhân ái, yêu dân, yêu nước.
- Ông đã cùng vua cha(Trần Thánh Tông) và các tướng lĩnh tài banhư Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải...lãnh đạo nhân dân ta mấy lần đánh bại qân xâm lược Nguyên Mông.
- Bài Thơ Buổi...ra được nhà vua sáng tác trong lần về thăm quê nội Thiên Trường (Nam Định), sau khi nước nhà giải phóng. Nội dung ca ngợi khung cảnh thiên nhiên nông thôn thơ mộng và cuộc sống thanh bình của nhân dân.
b. Thân bài:
- Tả cảnh làng quê lúc hoàng hôn, sương, khói như bao phủ khắp thôn xóm, vạn vật thấp thoáng ẩn hiện như có, như không. Bức tranh nông thôn với màu sắc, đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát.
- Hình ảnh giản dị quen thuộc nhưng rất gợi cảm (thôn, xóm, sương, khói, bóng chiều).
Hai câu cuối:
- Vẫn tiếp tục tả cảnh: Tiếng sáo mục đồng réo rắt, đàn trâu đã về nhà hết từng đôi cò trắng nghiêng cánh liệng trên cánh đồng lúa xanh.
- Cảm xúc xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ - Một vị vua có tâm hồ thi sĩ, xuất thân từ nông thôn, gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng.
c. Kết bài:
- Bài thơ ngắn gọn hàm xúc nhưng xứng đáng là thơ của muôn đời.
- Vẻ đẹp giản dị, tinh tế của nó để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc
C. Phiếu bài tập.
Phiếu học tập số 1: 
Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
   Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
 Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi há điền.

   (Trần Nhân Tông)
Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với những đặc điểm nào?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 – 1308) con trưởng của vua Trần Thánh Tông, một vị vua yêu nước, anh hùng nổi tiếng nhân hậu, khoan hòa. Ông theo đạo phật. Năm 1299, ông tu ở chùa Yên Tử (Qninh) và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm.
Câu 2:
- Bài thơ được viết vào dịp ông về quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định)
Câu 3:
- Tuy là vua nhưng tâm hồn Trần Nhân Tông vẫn gắn bó với thiên nhiên, với nhịp sống của làng quê.
- Là vị vua có tâm hồn thi sĩ.
Phiếu học tập số 2: 
Cho hai câu thơ:
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
   Bán vô, bán hữu tịch dương biên.

Câu 1. Chép 2 câu thơ tiếp để hoàn thành bài thơ?
Câu 2: Cho biết tên tác giả, văn bản?
Câu 3: Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?

Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Học sinh chép 2 câu thơ tiếp.
Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận.
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Câu 2:
“Thiên Trường vãn vọng”- Trần Nhân Tông.

Câu 3:
- Nghệ thuật tiểu đối, liệt kê.
- Tác dụng: làm cho câu thơ cân xứng, hài hòa đồng thời gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú.
Câu 4:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ĐL: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Trong đó, các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.






II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Nhân Tông
- Giới thiệu bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)
2. Thân bài:
a. Hai câu đầu: Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.
"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biển"
 (Trước xớm, sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)
- Không gian: Thiên Trường (quê hương của nhà thơ).
- Thời gian: vãn (buổi chiều tối).
- Điểm nhìn: vọng (ngắm nhìn từ xa).
=>  Điểm nhìn, không gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc:
+ Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng quê.
+ Không gian trong bài thơ là Thiên Trường - quê hương của nhà thơ - không gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó.
+ Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên ả, thanh bình, tĩnh lặng
- Cảnh vật: “nửa như có, nửa như không - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo
à Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương khói, đẹp, mơ màng và yên tĩnh, thanh bình. Qua đó, ta thấy được tâm trạng thanh thản, tự tại cũng như tâm hồn tinh tế của Trần Nhân Tông
b. Hai câu cuối: Bức tranh về cảnh đồng quê bình dị, ấm áp, thơ mộng.
"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền".
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)
- Âm thanh: Tiếng sáo
- Hoạt động:
+ Trẻ dẫn trâu về nhà
+ Cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng.
- Màu sắc: cò trắng
=> Hình ảnh, màu sắc và âm thanh cụ thể, rất tiêu biểu cho cảnh đồng quê trong buổi chiều hôm, gợi nên bức tranh quê tĩnh lặng nhưng không hiu quạnh mà vẫn toát lên sự ấm áp, trù phú, thanh bình, yên ả, giàu sức sống và rất có hồn.
Bằng các hình ảnh mộc mạc đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê, hồn quê và ngòi bút giàu cảm xúc, tác giả đã tái hiện một bức tranh quê vào một buổi chiều tà thật yên ả, thanh bình. Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống. Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự cảm nhận tinh tế, sự gắn bó máu thịt với quê hương, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: bức tranh làng quê trầm lặng, thanh bình, nên thơ và vè đẹp tâm hồn của tác giả
   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhịp thơ êm đềm, ngôn ngữ miêu tả mang màu sắc hội họa…




BÀI 5: BÀI CA CÔN SƠN (Côn Sơn ca)  Nguyễn Trãi
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Cuộc đời ông, đúng như Tố Hữu đã khái quát: “Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu/ Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”.
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông chiêu tuyết: Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo.
- Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”
- Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (năm 1980).
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời  Tác phẩm Bài Côn sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương). Đoạn thơ trong SGK này được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.
Thể loại - Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.
Bố cục( 2 phần) - Phần 1: Thiên nhiên Côn Sơn
- Phần 2: Hình ảnh con người
Giá trị nội dung Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
Giá trị nghệ thuật - Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”
- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như)
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Bài ca Côn Sơn”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài:
a. Cảnh vật Côn Sơn
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
   + Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
   + Đá rêu phơi
   + Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
   + Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
- Biện pháp nghệ thuật:
   + Điệp từ: Côn Sơn
   + So sánh
Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
b. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn:
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi
   + Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?
A. Nhà Lí B. Nhà Trần C. Nhà Hậu Lê D. Nhà Nguyễn
Bài tập 2: Bản dịch Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn B. Ngũ ngôn C. Song thất lục bát D. Lục bát
Bài tập 3: Côn Sơn là địa danh thuộc tỉnh nào?
A. Hà Nội B. Hưng Yên C. Vĩnh Phúc D. Hải Dương
Bài tập 4: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?
A. Bóng trăng B. Bóng trúc C. Rừng thông D. Suối chảy
Bài tập 5: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?
A. Tươi tắn và đầy sức sống B. Kì ảo và lộng lẫy C. Yên ả và thanh bình D. Hùng vĩ và náo nhiệt
Bài tập 6: Nhân vật trữ tình là người thế nào?
A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên D. Cả 3 ý kiến trên

Bài tập 7: Đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát. Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết  thể thơ lục bát?
* Gợi ý :
Đoạn trích gồm tám câu, bốn câu sáu chữ và bốn câu tám chữ.
Về cách gieo vần, từ cuốĩ của câu sáu vần với từ thứ sáu của câu tám và cứ như thế đến cuối bài. Ở đây từ “rầm” câu trên vần với từ “cầm” câu dưới, từ “phơi” của câu sáu vần với từ “ngồi” của câu tám; từ “êm” vần vối từ “nêm”…
Bài tập 8: Đoạn trích sử dụng mấy từ “ta”, đó là loại từ gì? “Ta” ở đây là ai?
* Gợi ý :
Bài thơ này là một sáng tác của Nguyển Trãi trong thời gian ông ở ẩn tại Côn Sơn – quê hương của ông. Trong tiếng Việt “ta” là từ để tự xưng khi nói với người khác thường với tư cách người trên, có sắc thái tự hào bản thân.
Ở đây đại từ “ta” được nhắc lại tới bốn lần trong tám câu thơ. Chính vì thế, dễ dàng nhận ra nhân vật “ta” trong đoạn trích này chính là tác giả. Tác phẩm là lời khoe và cũng là lời tâm sự, tâm tình của chính tác giả trước cảnh thiên nhiên nên thơ.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Cách nhìn nhận về thiên nhiên cảnh vật được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Qua đó phản ánh nét gì trong tâm hồn của người cảm nhận?
* Gợi ý :
- Qua cách miêu tả ví von cho thấy, cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn của nhà thơ thật tinh tế và tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Câu thơ đầy tiếng nhạc, nhạc của suối, nhạc của tâm hồn yêu đời, giao cảm với thiên nhiên. Và Nguyễn Trãi – nhân vật “ta” ở đây đã tự cho mình hơn người khác vì được hưởng sự ban tặng “giàu có”, “cao sang” này từ thiên nhiên. Tâm hồn ông thực sự giao hòa và cảm khoái trong thiên nhiên, không vướng bận ham muốn của con người xã hội.
Với ngòi bút đặc tả của Nguyễn Trãi cảnh vật của Côn Sơn hiện lên đầy đủ, sinh động như một bức tranh có nhạc và thơ. Tiếng suối chảy róc rách, rì rầm mà nhà thơ thích thú cho là “tiếng đàn cầm” (cầm nguyệt), phiến đá Thạch Bàn qua mưa, nắng rêu phơi xanh biếc, nhà thơ lại cho là “đệm chiếu”. Tất cả những cảnh vật của tự nhiên trở thành một phần của cuộc sống, của cuộc đời Ức Trai. Nhạc của suối trở thành đàn để mua vui những tháng ngày ở ẩn, còn rêu trên đá lại hóa thành đệm ru giấc nồng. Hai hình ảnh so sánh đầy thi vị, giàu chất thơ.
- Cách nhìn nhận đó về cảnh vật thể hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng, giao hòa với thiên nhiên.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận em về bức tranh thiên nhiên Côn Sơn?
* Gợi ý :
Trước hết Côn Sơn ca là một bức tranh về phong cảnh hữu tình của thiên nhiên cảnh vật nơi dãy núi Côn Sơn. Đoạn thơ như một bức tranh tứ bình thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Miêu tả về Côn Sơn, nhà thơ không chú ý đến núi non hùng vĩ, hay một cảnh đẹp lạ thường nào khác mà đơn giản chỉ là những gi hết sức gần gũi, quen thuộc với cuộc sông của “ẩn sĩ”. Nhưng tất cả cảnh vật ở đây đều được nhà thơ liên tưởng đến những hình ảnh hết sức thi vị.
 + Tiếng suối chảy róc rách, qua những khe núi mà nhà thơ thích thú cho là đàn cầm:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Câu thơ như có tiếng nhạc, nhạc của suối để mua vui những ngày tháng thi sĩ ở ẩn. Theo mạch cảm xúc của nhà thơ, chúng ta tiếp tục được ngắm nhìn cảnh đẹp của Côn Sơn với đá rêu phơi, thông xanh và bóng trúc. Tất cả đã từ thiên nhiên đi vào đời sống, vào tâm hồn của thi nhân một cách tự nhiên, thi vị.
+ Đá được mựa xốì làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, lại ngỡ là chiếu êm; thông xanh lại trở thành “muôn dặm chiếu lọng xanh rủ bóng”.
+ Xưa nay, thông đã đi vào lịch sử thơ ca như biểu tượng của chí khí người quân tử hiên ngang, không bao giờ chịu cúi đầu. Nhưng ở đây thông gần gũi hơn, thơ mộng hơn khi được tác giả hình dung như muôn chiếc lọng xanh rủ bóng.
- Với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Trãi đã tạo nên một hình tượng hết sức mĩ lệ. Bóng trúc trùng điệp nghìn mẫu cũng, trở thành một tấm màn khổng lồ che mát cho thi nhân sáng tấc. Bóng thông, màu xanh bạt ngàn của núi trúc như che chở, tỏa mát tâm hồn Ưc Trai.
- Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Trãi không thiên về đặc tả mà chỉ gợi hình ảnh bằng những liên tưởng thú vị. Thiên nhiên được nhìn qua con mắt khoáng đạt, tự do, giàu tình cảm, lạc quan của thi nhân đã trở nên gần gũi hơn, nên thơ hơn. Suối, đá, thông, trúc những cánh vật hết sức bình thưòng ở vùng núi Côn Sơn đã trở thành nơi nương tựa, nâng đỡ tẩm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa, giao cảm. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Đó không chỉ là bức tranh phong cảnh mà còn là tâm hồn của thi sĩ yêu thiên nhiên tha thiết và hết sức thư nhàn.
Bài tập 3: Cặp câu lục bát thứ tư trong bài miêu tả cảnh rừng trúc, trong đó nổi bật lên hình tượng thi nhân đang “ngâm thơ nhàn”. Hãy hình dung tâm trạng của thi sĩ phải như thế nào mới có tư thế đó. Liên hệ với kiến thức về cuộc đời của Nguyễn Trãi giai đoạn này và quê hương Côn Sơn của ông để thấy được những nét về con người được thể hiện qua bài thơ?
* Gợi ý :
- Hình ảnh “ta” ngâm thơ nhàn dưới bóng râm của trúc biểu lộ một tư thế ung dung, thư thái của thi nhân. Đây cũng là hình ảnh của những bậc quân tử, những thi sĩ thường thấy trong thơ văn xưa là khi họ đã trở về với cuộc sống ẩn dật ở làng quê.
- Năm 1430, khi đối diện với thực tế “cay đắng” chốn quan trường, khai quốc công thần bị giết hại, quan lại trong triều bon chen, tranh giành quyền chức… Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Đây là quê hương của ông, chính vì thế ông về với Côn Sơn là về vối chốn cũ, vườn xưa, với bầu bạn…
- Hình ảnh một thi nhân đang thảnh thơi ngâm thơ dưới bóng trúc rất thi vị. Có cảm giác con người ở đây đã quên đi cái bộn bề của cuộc sống trần tục, trở về với làng, quê bình dị, êm ả và thanh tao. Câu thơ gợi lên tư thế của một thi sĩ đang đắm chìm, hòa mình trong khung cảnh thanh bình của thiên nhiên để tâm hồn mình thăng hoa, để sáng tạo. Cuộc sống còn gì vui hơn? Quả thật Nguyễn Trãi đã sống như “người tiên” trong cõi thực, giản dị, nghèo về vật chất nhưng giàu có về tinh thần.
Bài tập 4: Đọc lại đoạn thơ dịch trong sách và liên hệ kiến thức về điệp từ để trả lời câu hỏi này, việc sử dụng diệp từ khi đọc lên ta thấy có cảm giác gì?
* Gợi ý :
- Đây là bản dịch có khác nhau về thể thơ, nhưng tác giả đã dịch rất sát với văn bản chữ Hán của Nguyễn Trãi. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy hiện tượng điệp từ trong văn bản dịch cũng gần thống nhất với văn bản tiếng Hán.
- Trong đoạn thơ từ Côn Sơn nhắc lại hai lần, từ “như” nhắc lại ba lần trong ba hình ảnh so sánh với tiếng đàn cầm, chiếu êm, thông mọc như nêm; đặc biệt là từ “ta” được nhắc lại tới bốn lần chỉ trong tám câu thơ.
-> Tác dụng:
- Những điệp từ tạo nên sự phong phú, đa dạng của cảnh.
- Tạo nhạc điệu du dương, trầm bổng của câu thơ. Đọc câu thơ ta cảm giác như có tiếng nhạc, nhạc của núi rừng, nhạc của tâm hồn thi sĩ.
- Đại từ “ta” có khi đứng đầu câu, có khi thì đứng ở giữa câu, khi lại liên kết hai từ tạo nên sự uyển chuyển gợi cảm của câu thơ khiến ta liên tưởng trong bức tranh tươi đẹp đầy sắc màu, âm thanh và bạt ngàn của thiên nhiên đó luôn thấp thoáng một bóng người say đắm trước thiên nhiên, tư thế ung dung, thư thái như thể vị chủ nhân.
Bài tập 5: Phát biểu cảm ngĩ về bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi.
* Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Trãi nhà văn, nhà thơ lớn, là vị anh hùng dân tộc tên tuổi gắn liền với cuộc kháng chiến oanh liệt 10 năm cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
- Bài ca Côn Sơn được sáng tác khi ông về sống ở ẩn tại quê nhà, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên và thể hiện tâm trạng của nhầ thơ lúc đó.
b. Thân bài:
* Cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng ở Côn Sơn.
- Miêu tả sự đa dạng phong phú của Côn Sơn bằng giợng thơ sảng khoái đầy tự hào:Con Sơn suối..., Côn Sơn có đá...,
- Sự giao hoà tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên: Nghe tiếng suối như tiếng đàn réo rắt, ru dương; ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, ngâm thơ nhàn dưới bóng mát của rừng trúc.
* Hình ảnh và tâm trạng nhà thơ:
- Cốt cách nhà thơ giống như cốt cách cuộc đời ẩn sĩ sống an bần, vui thú vui lâm tuyền, gửi gắm tâm sự vào cỏ cây, hóa lá.
- Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng thính giác, thị giắc...và bằng cả trái tim mình.
- Bóng dáng nhà thơ như hoà vào suối, vào thông vào rừng trúc.
- Tiếng ngâm tBÀI 4 : BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
                                                       (Thiên Trường vãn vọng) Trần Nhân Tông  
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Trần Nhân Tông sinh năm 1258, mất năm 1308, tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông
- Ông là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang
- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử
- Trần Nhân Tông là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. Tác giả Trần Nhân Tông từng là một ông vua yêu nước, giỏi việc cầm quân song cũng không kém phần tài hoa, lịch lãm. Khi làm vua, ông không quản nguy hiểm, trực tiếp cùng Thái thượng hoàng xông ra trận tuyến chỉ huy quân sĩ chiến đấu, đánh tan đạo quân Nguyên Mông mạnh và hung hăng khét tiếng lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời Bài thơ được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông được về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).
Thể loại Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bố cục - Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà.
- Phần 2 (hai câu còn lại): Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà.
Giá trị nội dung Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.
Giá trị nghệ thuật - Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo
- Nhịp thơ êm ái hài hòa
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
II. Bài tập:
1. Cơ bản:
Bài tập 1: Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông được làm theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn bát cú

Bài tập 2: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Hà Nam
D. Ninh Bình
Bài tập 3: Bài thơ miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?
A. Cảnh đêm
C. Cảnh trưa
B. Cảnh buổi sớm
D. Cảnh chiều

Bài tập 4: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ trong bài thơ như thế nào?
A. Rực rỡ và diễm lệ
C. Huyền ảo và thanh bình
B. Hùng vĩ và tươi tắn
D. U ám và buồn bã
Bài tập 5: Tác giả bài thơ là người như thế nào?
A. Một vị vua anh minh, sáng suốt
B. Một vị vua biết chăm lo đến đời sống của tướng sĩ
C. Một vị vua nhân từ, yêu thương muôn dân
D. Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
Bài tập 6: Điểm nhìn để quan sất, miêu tả cảnh của tác giả trong bài thơlà từ đâu?
A. Từ trên nhìn xuống
B. Từ dưới nhìn lên.
C. Nhìn ngắm từ xa
Bài tập 7: Từ Hán Việt nào sau đãy cố yếu tố hậu” không đồng nghĩa với yếu tố “hậu” trong câu thơ “Thôn hậu thôn tiềm đạm tự yên ”?
A. Hậu vệ                  B. Hậu thế                 C. Nhân hậu D. Hậu trường
Bài tập 8: Từ thuần Việt nào sau đây không đồng nghĩa với từ “vọng” ở nhan đề bài thơ?
A. Nhìn                       B. Ngắm                    C. Trông                  D. Nghe
2. Nâng cao:


Bài tập 1: Cụm từ “bán vô”, “bán hữu” gợi cho em hình dung như thế nào về cảnh vật thiên nhiên? Hãy so sánh với cụm từ bản dịch và nhận xét?
* Gợi ý:
Cụm từ "Bán vô” “Bán hữu" có thể gợi cho ta hình dung được sự huyền ảo cảnh vật thiên nhiên trong buổi chiều tà. Cảnh đồng quê vào lúc trời xế chiều qua sự miêu tả của nhà thơ dường như nửa thực, nửa hư. Câu thơ "Bóng chiều man mác có dường không" ở bản dịch thơ đã không thể chuyển tải được cái thần thái, cái hồn của cảnh vật thiên nhiên.
Bài tập 2: Qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra", em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?
* Gợi ý:
Trong bài thơ, ta có thể thấy được tâm trạng thanh thản và phong thái ung dung, tự tại của tác giả bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên thanh bình, tĩnh lặng của đồng quê. Bức tranh thôn quê trong buổi chiều tà hiện lên vừa huyền ảo, vừa đầm ấm và nên thơ được cảm nhận qua tâm trạng lạc quan, tràn đầy niềm vui và tự hào của một ông vua thi sĩ.
Bài thơ Thiên Trường vãn vọng đã giúp ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Trần Nhân Tông. Bài thơ đã cho chúng ta thấy được tình yêu và sự hoà hợp với thiên nhiên, thấy được sự gắn bó máu thịt của nhà thơ - một vị vua tối cao đối với quê hương, đất nước. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả đối với thiên nhiên và cuộc sống.


Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng " Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra" chỉ đơn thuần là bài thơ tả cảnh. Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao?
* Gợi ý:
Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra" không chỉ đơn thuần là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên nơi đồng quê thôn dã. Bởi ẩn đằng sau bức tranh quê thanh bình, mộc mạc, giản dị ấy là cái tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ. Nhà thơ đã bộc lộ tình yêu và sự hoà hợp với thiên nhiên, bộc lộ sự yêu mến, gắn bó sâu nặng, tha thiết đối với quê hương, đất nước.
Bài tập 4: Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
* Gợi ý:
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con nên mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
Bài tập 5: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường vãn vọng”.
* Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt.
Bài tập 6: Em hiểu gì về câu thơ: “Bán vô bán hữu tịch dương biên”.



* Luyện viết:
Bài thơ tả cảnh chiều nơi thôn quê, với cái nhìn trữ tình, đằm thắm của nhà thơ. Câu thơ đầu nói rõ về không gian (thôn tiền, thôn hậu) và thời gian của bức tranh phong cảnh (tự yên). Câu thơ thứ hai lại đưa người đọc vào một khung ảnh lung linh, huyền ảo.
                                                           Bán vô bán hữu tịch dương biên.
                                                           (Bóng chiều man mác có dường không.)
Trong bóng chiều mờ nhạt nhòa, xóm thôn phủ mờ khói nhạt càng trở nên mơ màng, mênh mang. Câu thơ thứ hai với cụm từ “bán vô bán hữu” càng tô đậm thêm sự mờ ảo của khung cảnh, vừa như có vừa như không, vừa thực lại vừa ảo. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang chìm, đang mò trong sương thì câu thơ vừa có nét thực lại vừa có nét ảo rất thơ. Có cảm giác tác giả đang dẫn dắt người đọc vào một cõi bồng lai tiên cảnh, mờ mờ, ảo ảo.


Bài tập 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên hiện lên qua 2 câu thơ đầu.
* Gợi ý:
- Chú ý những từ chỉ thời gian, âm thanh, ánh sáng (tự yên, bán vô bán hữu…),
- Cảnh vật ở đây được gợi ra qua những chi tiết nào? Có tiêu biểu cho cảnh sắc làng quê Việt Nam?
- Chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ.
* Luyện viết:
- Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê Thiên Trường trong ánh chiều tà.
+ Bốn chữ thôn hậu thôn tiền và bán vô bán hữu liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng, hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nôi tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn được phủ mờ khói nhạt càng trỏ nên mơ màng, mênh mông. Khói của sương chiều quyện vào khói bếp vấn vương, nhẹ bay lên từ những mái nhà tranh sau lũy tre làng.
-> Chỉ bằng ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian làng quê trong một buổi chiều phủ đầy sương khói và ánh tà dương rất yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ, cảnh vật bao la, tĩnh lặng, không có lấy một âm thanh. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện và hình ảnh so sánh “đạm tự yên” (mò nhạt như khói) đầy thi vị mang chứa một hồn quê man mác, gợi cảm và trữ tình.
+ Người đọc như đang chìm đắm vào không gian tĩnh lặng, mờ ảo, hư hư thực thực của thôn xóm lúc chiều tà bỗng giật mình bởi tiếng sáo mục đồng.
-  Hai câu thơ trên đã miêu tả cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau trở về thôn, khung cảnh không còn tĩnh lặng mà rộn ràng hơn vối tiếng sáo mục đồng, âm thanh hồn nhiên trong trẻo, thanh bình của làng quê. Trên đồng lúa điểm những cánh cò trắng từng đôi, từng đôi bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Không phải là từng đàn cò hay một con cò mà là từng đôi (song song) có duyên, tình tứ và ấm áp hơn rất nhiều. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà ngưòi đọc vẫn cảm nhận được sắc hương đó. Ngôn ngữ thơ, hình tượng câu thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dạt dào sức sông. Đến hai câu thơ này bức tranh quê không còn tĩnh mịch nữa mà rộn ràng, ấm áp hơn với âm thanh, hoạt động của con người quay về mái ấm gia đình sau một ngày làm việc. Bút pháp lấy động đế tả tĩnh được tác giả sử dụng thành công để vẽ nên bức tranh quê vừa thanh nhã, vừa sông động, ấm áp tình người. Trong bài thơ không có nhiều âm thanh, chỉ văng vẳng lên tiếng sáo của trẻ chăn trâu, không nhiều màu sắc chỉ nổi lên màu trắng của cò từng đôi, từng đôi liệng xuống đồng. Có lẽ cái hay, cái đẹp của bài thơ cũng ở chính những nét vẽ đơn sơ ấy.
- Bức tranh quê được nhà thơ vẽ nên mơ mộng mà hồn hậu, ấm áp, thanh tao mà bình dị, thân thương.
Bài tập 8: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
* Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Trần Nhân Tông là vị vua nổi tiếng nhân ái, yêu dân, yêu nước.
- Ông đã cùng vua cha(Trần Thánh Tông) và các tướng lĩnh tài banhư Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải...lãnh đạo nhân dân ta mấy lần đánh bại qân xâm lược Nguyên Mông.
- Bài Thơ Buổi...ra được nhà vua sáng tác trong lần về thăm quê nội Thiên Trường (Nam Định), sau khi nước nhà giải phóng. Nội dung ca ngợi khung cảnh thiên nhiên nông thôn thơ mộng và cuộc sống thanh bình của nhân dân.
b. Thân bài:
- Tả cảnh làng quê lúc hoàng hôn, sương, khói như bao phủ khắp thôn xóm, vạn vật thấp thoáng ẩn hiện như có, như không. Bức tranh nông thôn với màu sắc, đường nét nhẹ nhàng, thanh thoát.
- Hình ảnh giản dị quen thuộc nhưng rất gợi cảm (thôn, xóm, sương, khói, bóng chiều).
Hai câu cuối:
- Vẫn tiếp tục tả cảnh: Tiếng sáo mục đồng réo rắt, đàn trâu đã về nhà hết từng đôi cò trắng nghiêng cánh liệng trên cánh đồng lúa xanh.
- Cảm xúc xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ - Một vị vua có tâm hồ thi sĩ, xuất thân từ nông thôn, gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng.
c. Kết bài:
- Bài thơ ngắn gọn hàm xúc nhưng xứng đáng là thơ của muôn đời.
- Vẻ đẹp giản dị, tinh tế của nó để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc
C. Phiếu bài tập.
Phiếu học tập số 1: 
Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
   Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
 Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi há điền.

   (Trần Nhân Tông)
Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với những đặc điểm nào?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1: Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 – 1308) con trưởng của vua Trần Thánh Tông, một vị vua yêu nước, anh hùng nổi tiếng nhân hậu, khoan hòa. Ông theo đạo phật. Năm 1299, ông tu ở chùa Yên Tử (Qninh) và trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm.
Câu 2:
- Bài thơ được viết vào dịp ông về quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định)
Câu 3:
- Tuy là vua nhưng tâm hồn Trần Nhân Tông vẫn gắn bó với thiên nhiên, với nhịp sống của làng quê.
- Là vị vua có tâm hồn thi sĩ.
Phiếu học tập số 2: 
Cho hai câu thơ:
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,
   Bán vô, bán hữu tịch dương biên.

Câu 1. Chép 2 câu thơ tiếp để hoàn thành bài thơ?
Câu 2: Cho biết tên tác giả, văn bản?
Câu 3: Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?

Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Học sinh chép 2 câu thơ tiếp.
Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận.
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Câu 2:
“Thiên Trường vãn vọng”- Trần Nhân Tông.

Câu 3:
- Nghệ thuật tiểu đối, liệt kê.
- Tác dụng: làm cho câu thơ cân xứng, hài hòa đồng thời gợi lên cảnh xóm thôn nối tiếp gần xa, đông đúc, trù phú.
Câu 4:
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ĐL: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Trong đó, các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.






II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Nhân Tông
- Giới thiệu bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ,…)
2. Thân bài:
a. Hai câu đầu: Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.
"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biển"
 (Trước xớm, sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)
- Không gian: Thiên Trường (quê hương của nhà thơ).
- Thời gian: vãn (buổi chiều tối).
- Điểm nhìn: vọng (ngắm nhìn từ xa).
=>  Điểm nhìn, không gian và thời gian trong bài thơ có ý nghĩa sâu sắc:
+ Điểm nhìn từ xa giúp tác giả có thể bao quát được toàn bộ những nét đặc sắc của cảnh vật thiên nhiên nơi đồng quê.
+ Không gian trong bài thơ là Thiên Trường - quê hương của nhà thơ - không gian gợi sự gần gũi, thân thuộc và gắn bó.
+ Còn thời gian chiều tà đã gợi nên sự yên ả, thanh bình, tĩnh lặng
- Cảnh vật: “nửa như có, nửa như không - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo
à Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương khói, đẹp, mơ màng và yên tĩnh, thanh bình. Qua đó, ta thấy được tâm trạng thanh thản, tự tại cũng như tâm hồn tinh tế của Trần Nhân Tông
b. Hai câu cuối: Bức tranh về cảnh đồng quê bình dị, ấm áp, thơ mộng.
"Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền".
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)
- Âm thanh: Tiếng sáo
- Hoạt động:
+ Trẻ dẫn trâu về nhà
+ Cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng.
- Màu sắc: cò trắng
=> Hình ảnh, màu sắc và âm thanh cụ thể, rất tiêu biểu cho cảnh đồng quê trong buổi chiều hôm, gợi nên bức tranh quê tĩnh lặng nhưng không hiu quạnh mà vẫn toát lên sự ấm áp, trù phú, thanh bình, yên ả, giàu sức sống và rất có hồn.
Bằng các hình ảnh mộc mạc đơn sơ nhưng đậm đà sắc quê, hồn quê và ngòi bút giàu cảm xúc, tác giả đã tái hiện một bức tranh quê vào một buổi chiều tà thật yên ả, thanh bình. Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống. Qua đó chúng ta thấy tác giả Trần Nhân Tông là một vị vua có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự cảm nhận tinh tế, sự gắn bó máu thịt với quê hương, đây là điều mà không phải bất cứ ông vua nào cũng làm được
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: bức tranh làng quê trầm lặng, thanh bình, nên thơ và vè đẹp tâm hồn của tác giả
   + Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhịp thơ êm đềm, ngôn ngữ miêu tả mang màu sắc hội họa…




BÀI 5: BÀI CA CÔN SƠN (Côn Sơn ca)  Nguyễn Trãi
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Cuộc đời ông, đúng như Tố Hữu đã khái quát: “Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu/ Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”.
- Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng, ông bị giết oan khốc và thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thành Tông chiêu tuyết: Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo.
- Ông đế lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú, trong đó có “Bình ngô đại cáo”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”
- Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (năm 1980).
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời  Tác phẩm Bài Côn sơn ca có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh - Hải Dương). Đoạn thơ trong SGK này được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.
Thể loại - Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.
Bố cục( 2 phần) - Phần 1: Thiên nhiên Côn Sơn
- Phần 2: Hình ảnh con người
Giá trị nội dung Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
Giá trị nghệ thuật - Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”
- Đan xen các chi tiết, các câu thơ tả cảnh và tả người
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ (ta, Côn Sơn, như)
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Bản dịch theo thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động, hấp dẫn
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Bài ca Côn Sơn”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (những nét khái quát về cuộc đời, các tác phẩm chính,…)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Bài ca Côn Sơn” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)
2. Thân bài:
a. Cảnh vật Côn Sơn
- Hình ảnh miêu tả thiên nhiên Côn Sơn
   + Suối: tiếng suối như tiếng đàn cầm
   + Đá rêu phơi
   + Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày
   + Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng
- Biện pháp nghệ thuật:
   + Điệp từ: Côn Sơn
   + So sánh
Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị và nên thơ. Thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ
b. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn:
- Sử dụng điệp từ, đại từ nhân xưng “ta” nhằm nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn
- Sử dụng hàng loạt các động từ khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên: Ta nghe, ta ngồi, ta nằm, ta ngâm thơ nhàn…
Nhân vật trữ tình thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn
Ca ngợi sức sống thanh cao, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
   + Nội dung: vẻ đẹp hấp dẫn, nên thơ của thiên nhiên Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên của Nguyễn Trãi
   + Nghệ thuật: điệp từ, so sánh, giọng thơ nhẹ nhàng, êm đềm, bản dịch bằng thể thơ lục bát với ngôn ngữ trong sáng, sinh động,…
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?
A. Nhà Lí B. Nhà Trần C. Nhà Hậu Lê D. Nhà Nguyễn
Bài tập 2: Bản dịch Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn B. Ngũ ngôn C. Song thất lục bát D. Lục bát
Bài tập 3: Côn Sơn là địa danh thuộc tỉnh nào?
A. Hà Nội B. Hưng Yên C. Vĩnh Phúc D. Hải Dương
Bài tập 4: Hình ảnh nào không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?
A. Bóng trăng B. Bóng trúc C. Rừng thông D. Suối chảy
Bài tập 5: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?
A. Tươi tắn và đầy sức sống B. Kì ảo và lộng lẫy C. Yên ả và thanh bình D. Hùng vĩ và náo nhiệt
Bài tập 6: Nhân vật trữ tình là người thế nào?
A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng C. Tâm hồn hòa hợp, giao cảm cùng thiên nhiên D. Cả 3 ý kiến trên

Bài tập 7: Đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát. Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết  thể thơ lục bát?
* Gợi ý :
Đoạn trích gồm tám câu, bốn câu sáu chữ và bốn câu tám chữ.
Về cách gieo vần, từ cuốĩ của câu sáu vần với từ thứ sáu của câu tám và cứ như thế đến cuối bài. Ở đây từ “rầm” câu trên vần với từ “cầm” câu dưới, từ “phơi” của câu sáu vần với từ “ngồi” của câu tám; từ “êm” vần vối từ “nêm”…
Bài tập 8: Đoạn trích sử dụng mấy từ “ta”, đó là loại từ gì? “Ta” ở đây là ai?
* Gợi ý :
Bài thơ này là một sáng tác của Nguyển Trãi trong thời gian ông ở ẩn tại Côn Sơn – quê hương của ông. Trong tiếng Việt “ta” là từ để tự xưng khi nói với người khác thường với tư cách người trên, có sắc thái tự hào bản thân.
Ở đây đại từ “ta” được nhắc lại tới bốn lần trong tám câu thơ. Chính vì thế, dễ dàng nhận ra nhân vật “ta” trong đoạn trích này chính là tác giả. Tác phẩm là lời khoe và cũng là lời tâm sự, tâm tình của chính tác giả trước cảnh thiên nhiên nên thơ.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: Cách nhìn nhận về thiên nhiên cảnh vật được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Qua đó phản ánh nét gì trong tâm hồn của người cảm nhận?
* Gợi ý :
- Qua cách miêu tả ví von cho thấy, cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn của nhà thơ thật tinh tế và tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Câu thơ đầy tiếng nhạc, nhạc của suối, nhạc của tâm hồn yêu đời, giao cảm với thiên nhiên. Và Nguyễn Trãi – nhân vật “ta” ở đây đã tự cho mình hơn người khác vì được hưởng sự ban tặng “giàu có”, “cao sang” này từ thiên nhiên. Tâm hồn ông thực sự giao hòa và cảm khoái trong thiên nhiên, không vướng bận ham muốn của con người xã hội.
Với ngòi bút đặc tả của Nguyễn Trãi cảnh vật của Côn Sơn hiện lên đầy đủ, sinh động như một bức tranh có nhạc và thơ. Tiếng suối chảy róc rách, rì rầm mà nhà thơ thích thú cho là “tiếng đàn cầm” (cầm nguyệt), phiến đá Thạch Bàn qua mưa, nắng rêu phơi xanh biếc, nhà thơ lại cho là “đệm chiếu”. Tất cả những cảnh vật của tự nhiên trở thành một phần của cuộc sống, của cuộc đời Ức Trai. Nhạc của suối trở thành đàn để mua vui những tháng ngày ở ẩn, còn rêu trên đá lại hóa thành đệm ru giấc nồng. Hai hình ảnh so sánh đầy thi vị, giàu chất thơ.
- Cách nhìn nhận đó về cảnh vật thể hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng, giao hòa với thiên nhiên.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận em về bức tranh thiên nhiên Côn Sơn?
* Gợi ý :
Trước hết Côn Sơn ca là một bức tranh về phong cảnh hữu tình của thiên nhiên cảnh vật nơi dãy núi Côn Sơn. Đoạn thơ như một bức tranh tứ bình thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Miêu tả về Côn Sơn, nhà thơ không chú ý đến núi non hùng vĩ, hay một cảnh đẹp lạ thường nào khác mà đơn giản chỉ là những gi hết sức gần gũi, quen thuộc với cuộc sông của “ẩn sĩ”. Nhưng tất cả cảnh vật ở đây đều được nhà thơ liên tưởng đến những hình ảnh hết sức thi vị.
 + Tiếng suối chảy róc rách, qua những khe núi mà nhà thơ thích thú cho là đàn cầm:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Câu thơ như có tiếng nhạc, nhạc của suối để mua vui những ngày tháng thi sĩ ở ẩn. Theo mạch cảm xúc của nhà thơ, chúng ta tiếp tục được ngắm nhìn cảnh đẹp của Côn Sơn với đá rêu phơi, thông xanh và bóng trúc. Tất cả đã từ thiên nhiên đi vào đời sống, vào tâm hồn của thi nhân một cách tự nhiên, thi vị.
+ Đá được mựa xốì làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, lại ngỡ là chiếu êm; thông xanh lại trở thành “muôn dặm chiếu lọng xanh rủ bóng”.
+ Xưa nay, thông đã đi vào lịch sử thơ ca như biểu tượng của chí khí người quân tử hiên ngang, không bao giờ chịu cúi đầu. Nhưng ở đây thông gần gũi hơn, thơ mộng hơn khi được tác giả hình dung như muôn chiếc lọng xanh rủ bóng.
- Với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Trãi đã tạo nên một hình tượng hết sức mĩ lệ. Bóng trúc trùng điệp nghìn mẫu cũng, trở thành một tấm màn khổng lồ che mát cho thi nhân sáng tấc. Bóng thông, màu xanh bạt ngàn của núi trúc như che chở, tỏa mát tâm hồn Ưc Trai.
- Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Trãi không thiên về đặc tả mà chỉ gợi hình ảnh bằng những liên tưởng thú vị. Thiên nhiên được nhìn qua con mắt khoáng đạt, tự do, giàu tình cảm, lạc quan của thi nhân đã trở nên gần gũi hơn, nên thơ hơn. Suối, đá, thông, trúc những cánh vật hết sức bình thưòng ở vùng núi Côn Sơn đã trở thành nơi nương tựa, nâng đỡ tẩm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa, giao cảm. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Đó không chỉ là bức tranh phong cảnh mà còn là tâm hồn của thi sĩ yêu thiên nhiên tha thiết và hết sức thư nhàn.
Bài tập 3: Cặp câu lục bát thứ tư trong bài miêu tả cảnh rừng trúc, trong đó nổi bật lên hình tượng thi nhân đang “ngâm thơ nhàn”. Hãy hình dung tâm trạng của thi sĩ phải như thế nào mới có tư thế đó. Liên hệ với kiến thức về cuộc đời của Nguyễn Trãi giai đoạn này và quê hương Côn Sơn của ông để thấy được những nét về con người được thể hiện qua bài thơ?
* Gợi ý :
- Hình ảnh “ta” ngâm thơ nhàn dưới bóng râm của trúc biểu lộ một tư thế ung dung, thư thái của thi nhân. Đây cũng là hình ảnh của những bậc quân tử, những thi sĩ thường thấy trong thơ văn xưa là khi họ đã trở về với cuộc sống ẩn dật ở làng quê.
- Năm 1430, khi đối diện với thực tế “cay đắng” chốn quan trường, khai quốc công thần bị giết hại, quan lại trong triều bon chen, tranh giành quyền chức… Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Đây là quê hương của ông, chính vì thế ông về với Côn Sơn là về vối chốn cũ, vườn xưa, với bầu bạn…
- Hình ảnh một thi nhân đang thảnh thơi ngâm thơ dưới bóng trúc rất thi vị. Có cảm giác con người ở đây đã quên đi cái bộn bề của cuộc sống trần tục, trở về với làng, quê bình dị, êm ả và thanh tao. Câu thơ gợi lên tư thế của một thi sĩ đang đắm chìm, hòa mình trong khung cảnh thanh bình của thiên nhiên để tâm hồn mình thăng hoa, để sáng tạo. Cuộc sống còn gì vui hơn? Quả thật Nguyễn Trãi đã sống như “người tiên” trong cõi thực, giản dị, nghèo về vật chất nhưng giàu có về tinh thần.
Bài tập 4: Đọc lại đoạn thơ dịch trong sách và liên hệ kiến thức về điệp từ để trả lời câu hỏi này, việc sử dụng diệp từ khi đọc lên ta thấy có cảm giác gì?
* Gợi ý :
- Đây là bản dịch có khác nhau về thể thơ, nhưng tác giả đã dịch rất sát với văn bản chữ Hán của Nguyễn Trãi. Chính vì thế, chúng ta có thể tìm thấy hiện tượng điệp từ trong văn bản dịch cũng gần thống nhất với văn bản tiếng Hán.
- Trong đoạn thơ từ Côn Sơn nhắc lại hai lần, từ “như” nhắc lại ba lần trong ba hình ảnh so sánh với tiếng đàn cầm, chiếu êm, thông mọc như nêm; đặc biệt là từ “ta” được nhắc lại tới bốn lần chỉ trong tám câu thơ.
-> Tác dụng:
- Những điệp từ tạo nên sự phong phú, đa dạng của cảnh.
- Tạo nhạc điệu du dương, trầm bổng của câu thơ. Đọc câu thơ ta cảm giác như có tiếng nhạc, nhạc của núi rừng, nhạc của tâm hồn thi sĩ.
- Đại từ “ta” có khi đứng đầu câu, có khi thì đứng ở giữa câu, khi lại liên kết hai từ tạo nên sự uyển chuyển gợi cảm của câu thơ khiến ta liên tưởng trong bức tranh tươi đẹp đầy sắc màu, âm thanh và bạt ngàn của thiên nhiên đó luôn thấp thoáng một bóng người say đắm trước thiên nhiên, tư thế ung dung, thư thái như thể vị chủ nhân.
Bài tập 5: Phát biểu cảm ngĩ về bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi.
* Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Trãi nhà văn, nhà thơ lớn, là vị anh hùng dân tộc tên tuổi gắn liền với cuộc kháng chiến oanh liệt 10 năm cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
- Bài ca Côn Sơn được sáng tác khi ông về sống ở ẩn tại quê nhà, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên và thể hiện tâm trạng của nhầ thơ lúc đó.
b. Thân bài:
* Cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng ở Côn Sơn.
- Miêu tả sự đa dạng phong phú của Côn Sơn bằng giợng thơ sảng khoái đầy tự hào:Con Sơn suối..., Côn Sơn có đá...,
- Sự giao hoà tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên: Nghe tiếng suối như tiếng đàn réo rắt, ru dương; ngồi trên đá như ngồi chiếu êm, ngâm thơ nhàn dưới bóng mát của rừng trúc.
* Hình ảnh và tâm trạng nhà thơ:
- Cốt cách nhà thơ giống như cốt cách cuộc đời ẩn sĩ sống an bần, vui thú vui lâm tuyền, gửi gắm tâm sự vào cỏ cây, hóa lá.
- Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng thính giác, thị giắc...và bằng cả trái tim mình.
- Bóng dáng nhà thơ như hoà vào suối, vào thông vào rừng trúc.
- Tiếng ngâm thơ nhàn hoà lẫn vào tiếng suối tạo bản nhạc du dương tuyệt vời.
- Tâm trạng thảnh thơi tạm quên đi những ưu tư, phiền muộn sống chan hoà với thiên nhiên, thực ra nhà thơ vẫn canh cánh nỗi lo dân, lo nước.
c. Kết bài:
- Bài ca Côn Sơn là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ lên bởi một ngòi bút tài hoa và giàu cảm xúc.
- Đọc bài thơ ta càng hiểu rõ hơn tình yêu quê hương đất nước thiết tha của tác giả.
hơ nhàn hoà lẫn vào tiếng suối tạo bản nhạc du dương tuyệt vời.
- Tâm trạng thảnh thơi tạm quên đi những ưu tư, phiền muộn sống chan hoà với thiên nhiên, thực ra nhà thơ vẫn canh cánh nỗi lo dân, lo nước.
c. Kết bài:
- Bài ca Côn Sơn là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ lên bởi một ngòi bút tài hoa và giàu cảm xúc.
- Đọc bài thơ ta càng hiểu rõ hơn tình yêu quê hương đất nước thiết tha của tác giả.
 

Tác giả: sưu tầm

Nguồn tin: Lã Thị Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây